Hóa học muôn màu

pH và chất chỉ thị acid - base

Câu 1. Thang pH là thang đo cho biết mức độ axit/kiềm của một dung dịch. Dung dịch axit luôn có giá trị pH nhỏ hơn 7 và các dung dịch kiềm luôn có giá trị pH lớn hơn 7. Nước cất và một số dung dịch muối có môi trường trung tính ứng với giá trị pH bằng 7. Dung dịch axit càng mạnh thì giá trị pH càng thấp và ngược lại. Dung dịch kiềm càng mạnh thì giá trị pH càng cao và ngược lại.

         a. Em hãy giải thích vì sao nước mưa (có giá trị pH trung bình là 5,6) nhỏ hơn 7 nhưng lớn hơn pH của dung dịch bão hòa CO2 (có giá trị pH gần bằng 4,0).

         b. Mưa axit là hệ quả của ô nhiễm môi trường không khí, kết quả là giá trị pH của nước mưa có thể xuống tới mức 4,0 hoặc thấp hơn nữa. Em hãy cho biết nguyên nhân nào làm cho nước mưa có giá trị pH thấp như vậy, giải thích bằng phương trình hóa học.

         c. Có nhiều cách xác định giá trị pH của một dung dịch. Cách đơn giản nhất là dùng chất chỉ thị dựa vào sự đổi màu của giấy chỉ thị và bảng màu có sẵn.

Chỉ thị

Khoảng pH đổi màu

Quỳ tím (litmus)

Đỏ (pH 6)

Tím (6 < pH < 8)

Xanh/Xanh tím (pH 8)

Phenolphtalein

Không màu (pH < 8,3)

Hồng/Đỏ (pH  8,3)

Metyl da cam

(methyl orange)

Đỏ (pH ≤ 4)

Vàng (pH > 4)

         c1. Em hãy cho biết hiện tượng quan sát được khi lần lượt cho qùy tím, phenolphthalein vào các dung dịch riêng biệt sau: hydrochloric acid (HCl, pH= 1,0); nước chanh ép (pH=2,8); Giấm (pH=5,0); dung dịch baking soda (pH = 8,3), nước xà phòng (pH=10,6), nước muối (pH=7,0); dung dịch ammonia (NH3, pH=11,0).

         c2. Trong phòng thí nghiệm chỉ có phenolphthalein và methyl orange (metyl da cam), trình bày cách để phân biệt các dung dụng hydrochloric acid (dd HCl), giấm, dung dịch baking soda, nước muối, dung dịch ammonia (NH3) ở trên.

Hướng dẫn

a.

- Nước mưa có pH < 7 vì nước mưa hòa tan CO2 tạo thành dung dịch có môi trường axit nên nước mưa có pH < 7.

- pH của nước mưa bằng 5,6 lớn hơn pH của dung dịch bão hòa CO2 bằng 4 là do CO2 tan ít trong nước và lượng CO2 trong nước mưa chưa bão hòa.

b.

Mưa axit làm cho pH của nước mưa nhỏ hơn hoặc bằng 4 là do sự phát triển của công nghiệp sinh ra các khí thải SO2, NO, NO2 như quá trình đốt than đá và dầu mỏ có chứa một lượng lớn lưu huỳnh sinh ra SO2; khí thải công nghiệp và khí thải của động cơ đốt trong (ô tô, xe máy) có chứa các khí SO2, NO, NO2,… Các khí này tác dụng với khí O2 và hơi nước trong không khí nhờ xúc tác oxit kim loại (có trong khói bụi nhà máy) hoặc ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3.

         2SO2 + O2 + 2H2O à 2H2SO4 (xúc tác oxit kim loại có trong khói, bụi nhà máy)

         2NO + O2 à 2NO2

         4NO2 + O2 + 2H2O à 4HNO3

c1.

 

Quì tím

Phenolphtalein

HCl (pH = 1)

Đỏ

Không màu

Nước chanh ép (pH = 2,8)

Đỏ

Không màu

Giấm (pH = 5)

Đỏ

Không màu

Dung dịch baking so da (pH = 8,3)

Xanh

Hồng

Nước xà phòng (pH = 10,6)

Xanh

Đỏ

Nước muối (pH = 7)

Tím

Không màu

Dung dịch amoniac (pH = 11)

Xanh

Đỏ

c2.

Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử, cho vào các ông nghiệm khác nhau có đánh số:

Nhỏ vài giọt metyl da cam vào các mẫu thử:

+ Mẫu thử nào thu được dung dịch màu đỏ: hydrochloric acid (HCl, pH = 1).

+ Các mẫu thử thu được màu vàng (nhóm 1): giấm (pH = 5,0); dung dịch NaHCO3 (pH = 8,3); dung dịch NaCl (pH = 7,0); dung dịch NH3 (pH = 11,0).

Nhỏ vài giọt phenolphtalein vào các dung dịch trong nhóm 1:

+ Dung dịch thu được không màu (nhóm 2): CH3COOH (pH = 5,0); NaCl (pH = 7,0).

+ Dung dịch thu được có màu đỏ (nhóm 3): NaHCO3 (pH = 8,3); NH3 (pH = 11,0).

Nhỏ dung dịch HCl vào các dung dịch trong nhóm 3:

+ Dung dịch nào có khí thoát ra: NaHCO3

         NaHCO3 + HCl à NaCl + CO2 + H2O

+ Dung dịch không có hiện tượng: NH3

         NH3 + HCl à NH4Cl

Nhỏ dung dịch NaHCO3 vào các dung dịch trong nhóm 2:

+ Dung dịch có khí thoát ra: CH3COOH

         CH3COOH + NaHCO3 à CH3COONa + CO2 + H2O

+ Dung dịch không hiện tượng: NaCl

Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận

    VIDEO

    Không có dữ liệu